Donate
Đăng nhập

Cách Mà Mình Đã Miễn Nhiễm Với Peer Pressure

Mình sẽ không định nghĩa về peer pressure nữa. Lý do là khi bạn click vào xem bài viết này, bạn chính là người đang phải hứng chịu nó từ lâu rồi. Thuyên cũng từng rơi vào tình huống như vậy, nhưng từ tuổi 22 thì nó không thành vấn đề của mình nữa.

Trong chia sẻ này, mình chia những việc mình đã làm, những gì mình đã nghĩ để vượt qua thứ áp lực kinh khủng này.

Chơi, học đa dạng nhiều lứa tuổi

Phải cảm ơn đời đã đưa đẩy để mình thi lại đại học, rồi sau đó học chung với mấy em. Ngày trước, mình cảm tưởng chuyện học trễ một năm là điều gì đó tồi tệ lắm, như kiểu ở lại lớp vậy đó.

Thực tế thì vui quá xá là vui. Mấy em trẻ hơn, hồn nhiên hơn bạn đồng trang lứa của mình, mặc dù chỉ chênh chỉ 1 năm. Thế nên mình chẳng bao giờ mình xem mấy em là bạn cùng lứa.

Các em học và phấn đấu theo kiểu của các em, mình làm mọi thứ theo kiểu của mình. Dần già, mình luyện được thói quen sống là theo mục tiêu của mình chứ không phải là những em cùng lớp.

Thói quen này là một thói quen tốt khó bỏ. Kể cả khi gặp lại những người bạn cùng năm sinh, vẫn cũng không bận tâm chuyện bạn ấy làm được những gì.

Nói vậy không có nghĩa là mình không quan tâm. Ngược lại, mình rất quan tâm, nhưng quan tâm theo kiểu "quan tâm" thật chứ chẳng để so sánh hay ganh đua.

Bạn nào mà tiếp xúc quá nhiều với những người cùng tuổi thì nên cho mình nhiều hơn cơ hội tiếp xúc thêm đỡ ám ảnh bởi "bạn cùng tuổi".

Nhảy ra khỏi cái giếng của mình

Chúng ta thường hay quan tâm những vấn đề như: "Đứa bạn làm ở CLB nào?", "Bạn đó tốt nghiệp xong làm công việc lương bao nhiêu?", "Cưới vợ chưa?", "Mua nhà chưa?", "Kinh doanh thành công ở tuổi nào?".

Nhìn chung thì chúng ta hay so đo với bạn cùng trang lứa chi li từng tí một. Sở dĩ chúng ta tính toán như thế vì, nói bạn có thể buồn, chúng ta chỉ là những con ếch trong một chiếc giếng chật chội.

Bạn chỉ đang so sánh những thứ trong cái giếng ấy, hay còn gọi là thứ trước mặt, chứ không biết trời đất ngoài kia thực sự có gì.

OK, cho là bạn ra trường có việc lương khởi điểm cao. Chắc gì bạn đã sướng? Chắc gì tương lai lương bạn sẽ hơn một người nhân viên lương khởi điểm trung bình? Chắc gì bạn đã hơn một bạn bôn ba kinh doanh? Điều ngược lại cũng đúng.

Khởi đầu chưa nói được điều gì, nếu lắng nghe, quan sát càng nhiều bạn sẽ thấy sự thật phũ phàng. Ở Ngoại Thương mình học, các em còn "chầm cảm' chỉ vì rớt hết CLB trong trường. Chắc khi em tốt nghiệp đi làm rồi nhìn lại, em sẽ thấy mình thật "drama queen".

Thêm nữa, có bạn đang sống hạnh phúc, đang đi trên đúng con đường thì mặc cảm vì mình kiếm ít tiền hơn ai đó đi "kinh doanh" từ bé.

Mình đã từng nói chuyện với những người kiếm tiền từ sớm, đúng là họ có tiền nhưng họ cũng phải từ bỏ nhiều thứ.

Có người không theo được học vấn đến bến, có người phải hao tổn sức khỏe, có người không có thời gian cho bạn bè, có người thì chỉ gắn với một nghề kiếm được tiền chứ không dám thử một nghề mới hợp hơn.

Cuối cùng, bạn cũng đừng vội tin những gì được chia sẻ trên mạng xã hội. Chưa chắc ai ai cũng giỏi hơn bạn, mà chỉ là số ít thôi.

Đằng sau thành công của một người lấp ló bóng dáng của phụ huynh. Hoặc đơn giản, con người ta chỉ đăng lên những khoảnh khắc đẹp, còn những điều đau buồn lại che giấu đi.

Tầm nhìn của bạn nếu qua khỏi miệng giếng thì bạn sẽ cười khẩy với peer pressure, bạn sẽ biết quý trọng những gì bạn đang có hơn nhiều lần. Thật ra, bạn cũng chẳng đến mức kém cỏi.

Thuyên tự hào khi bản thân có chút già trước tuổi, chính vì thế mà có những thứ "trẻ con" mình không chấp. Một status khoe nhà, khoe xe, khoe bạn gái, hoặc khoe điểm không đủ để mình phải bận tâm.

Tại sao phải bận tâm? Thứ mình phải chăng nên bận tâm là bản thân mình có thể chưa cố gắng hết sức, thế thôi.

Hiểu thứ làm mình hạnh phúc

Peer pressure cũng có thể hiểu là khi người khác có một cái gì, thì mình cũng muốn có một cái giống như thế, mặc dù có thể khi có nó, mình cũng không hạnh phúc hơn.

Xã hội áp đặt cho chúng ta nhiều niềm tin về hạnh phúc và thành công. Họ bảo rằng học sinh thì phải cắm mặt học tối ngày để trở thành cử nhân này, thạc sĩ nọ thì mới giỏi.

Họ bảo rằng thành công là phải có n số 0 trong tài khoản ngân hàng. Họ cũng bảo là đi mua sắm ở mall này mới tốt, ăn uống tại nhà hàng kia mới ngon.

Ngày xưa mình chẳng hiểu sao lại xem món gà rán như một sơn hào hải vị, giờ nhìn lại thấy mình bị tẩy não toàn phần. Nói thật, nếu bây giờ không phải là lỡ bữa thì mình không bao giờ chọn đồ ăn nhanh.

Qua thời gian trải nghiệm, mình đã nhận ra được rõ thứ làm mình hạnh phúc. Chính do mình có lập trường rõ ràng, xã hội muốn có áp đặt cũng không được.

Bạn nào đó có thể ăn ở nhà hàng nào đó "fancy", ai đó khác có thể ghen tị. Mình thì cảm thấy sung sướng hơn khi được tự nấu, ngồi ở không gian riêng tư, ăn chung với những người bạn chất lượng. Với mình, nhà hàng sang không đủ "tuổi".

Peer pressure sẽ không là vấn đề nếu bạn biết rằng hiểu giá trị những việc bạn đang làm, và làm những điều bạn cho rằng là đem lại giá trị.

Cách Mà Mình Đã Miễn Nhiễm Với Peer Pressure

Thuyên Dương Văn
đọc 4 phút

Mình sẽ không định nghĩa về peer pressure nữa. Lý do là khi bạn click vào xem bài viết này, bạn chính là người đang phải hứng chịu nó từ lâu rồi. Thuyên cũng từng rơi vào tình huống như vậy, nhưng từ tuổi 22 thì nó không thành vấn đề của mình nữa.

Trong chia sẻ này, mình chia những việc mình đã làm, những gì mình đã nghĩ để vượt qua thứ áp lực kinh khủng này.

Chơi, học đa dạng nhiều lứa tuổi

Phải cảm ơn đời đã đưa đẩy để mình thi lại đại học, rồi sau đó học chung với mấy em. Ngày trước, mình cảm tưởng chuyện học trễ một năm là điều gì đó tồi tệ lắm, như kiểu ở lại lớp vậy đó.

Thực tế thì vui quá xá là vui. Mấy em trẻ hơn, hồn nhiên hơn bạn đồng trang lứa của mình, mặc dù chỉ chênh chỉ 1 năm. Thế nên mình chẳng bao giờ mình xem mấy em là bạn cùng lứa.

Các em học và phấn đấu theo kiểu của các em, mình làm mọi thứ theo kiểu của mình. Dần già, mình luyện được thói quen sống là theo mục tiêu của mình chứ không phải là những em cùng lớp.

Thói quen này là một thói quen tốt khó bỏ. Kể cả khi gặp lại những người bạn cùng năm sinh, vẫn cũng không bận tâm chuyện bạn ấy làm được những gì.

Nói vậy không có nghĩa là mình không quan tâm. Ngược lại, mình rất quan tâm, nhưng quan tâm theo kiểu "quan tâm" thật chứ chẳng để so sánh hay ganh đua.

Bạn nào mà tiếp xúc quá nhiều với những người cùng tuổi thì nên cho mình nhiều hơn cơ hội tiếp xúc thêm đỡ ám ảnh bởi "bạn cùng tuổi".

Nhảy ra khỏi cái giếng của mình

Chúng ta thường hay quan tâm những vấn đề như: "Đứa bạn làm ở CLB nào?", "Bạn đó tốt nghiệp xong làm công việc lương bao nhiêu?", "Cưới vợ chưa?", "Mua nhà chưa?", "Kinh doanh thành công ở tuổi nào?".

Nhìn chung thì chúng ta hay so đo với bạn cùng trang lứa chi li từng tí một. Sở dĩ chúng ta tính toán như thế vì, nói bạn có thể buồn, chúng ta chỉ là những con ếch trong một chiếc giếng chật chội.

Bạn chỉ đang so sánh những thứ trong cái giếng ấy, hay còn gọi là thứ trước mặt, chứ không biết trời đất ngoài kia thực sự có gì.

OK, cho là bạn ra trường có việc lương khởi điểm cao. Chắc gì bạn đã sướng? Chắc gì tương lai lương bạn sẽ hơn một người nhân viên lương khởi điểm trung bình? Chắc gì bạn đã hơn một bạn bôn ba kinh doanh? Điều ngược lại cũng đúng.

Khởi đầu chưa nói được điều gì, nếu lắng nghe, quan sát càng nhiều bạn sẽ thấy sự thật phũ phàng. Ở Ngoại Thương mình học, các em còn "chầm cảm' chỉ vì rớt hết CLB trong trường. Chắc khi em tốt nghiệp đi làm rồi nhìn lại, em sẽ thấy mình thật "drama queen".

Thêm nữa, có bạn đang sống hạnh phúc, đang đi trên đúng con đường thì mặc cảm vì mình kiếm ít tiền hơn ai đó đi "kinh doanh" từ bé.

Mình đã từng nói chuyện với những người kiếm tiền từ sớm, đúng là họ có tiền nhưng họ cũng phải từ bỏ nhiều thứ.

Có người không theo được học vấn đến bến, có người phải hao tổn sức khỏe, có người không có thời gian cho bạn bè, có người thì chỉ gắn với một nghề kiếm được tiền chứ không dám thử một nghề mới hợp hơn.

Cuối cùng, bạn cũng đừng vội tin những gì được chia sẻ trên mạng xã hội. Chưa chắc ai ai cũng giỏi hơn bạn, mà chỉ là số ít thôi.

Đằng sau thành công của một người lấp ló bóng dáng của phụ huynh. Hoặc đơn giản, con người ta chỉ đăng lên những khoảnh khắc đẹp, còn những điều đau buồn lại che giấu đi.

Tầm nhìn của bạn nếu qua khỏi miệng giếng thì bạn sẽ cười khẩy với peer pressure, bạn sẽ biết quý trọng những gì bạn đang có hơn nhiều lần. Thật ra, bạn cũng chẳng đến mức kém cỏi.

Thuyên tự hào khi bản thân có chút già trước tuổi, chính vì thế mà có những thứ "trẻ con" mình không chấp. Một status khoe nhà, khoe xe, khoe bạn gái, hoặc khoe điểm không đủ để mình phải bận tâm.

Tại sao phải bận tâm? Thứ mình phải chăng nên bận tâm là bản thân mình có thể chưa cố gắng hết sức, thế thôi.

Hiểu thứ làm mình hạnh phúc

Peer pressure cũng có thể hiểu là khi người khác có một cái gì, thì mình cũng muốn có một cái giống như thế, mặc dù có thể khi có nó, mình cũng không hạnh phúc hơn.

Xã hội áp đặt cho chúng ta nhiều niềm tin về hạnh phúc và thành công. Họ bảo rằng học sinh thì phải cắm mặt học tối ngày để trở thành cử nhân này, thạc sĩ nọ thì mới giỏi.

Họ bảo rằng thành công là phải có n số 0 trong tài khoản ngân hàng. Họ cũng bảo là đi mua sắm ở mall này mới tốt, ăn uống tại nhà hàng kia mới ngon.

Ngày xưa mình chẳng hiểu sao lại xem món gà rán như một sơn hào hải vị, giờ nhìn lại thấy mình bị tẩy não toàn phần. Nói thật, nếu bây giờ không phải là lỡ bữa thì mình không bao giờ chọn đồ ăn nhanh.

Qua thời gian trải nghiệm, mình đã nhận ra được rõ thứ làm mình hạnh phúc. Chính do mình có lập trường rõ ràng, xã hội muốn có áp đặt cũng không được.

Bạn nào đó có thể ăn ở nhà hàng nào đó "fancy", ai đó khác có thể ghen tị. Mình thì cảm thấy sung sướng hơn khi được tự nấu, ngồi ở không gian riêng tư, ăn chung với những người bạn chất lượng. Với mình, nhà hàng sang không đủ "tuổi".

Peer pressure sẽ không là vấn đề nếu bạn biết rằng hiểu giá trị những việc bạn đang làm, và làm những điều bạn cho rằng là đem lại giá trị.

Sapien Vietnam được tạo ra để giúp người coach và coachee như bạn thành công hơn nữa. Nếu cảm thấy nội dung giúp ích cho bạn, bạn có thể donate thay lời cám ơn đến Sapien.
Donate  
cross
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram