Donate
Đăng nhập

Học Quản Trị Kinh Doanh Ra Trường Làm Gì? Chia Sẻ Thẳng Thật.

Học quản trị kinh doanh ra làm gì là một câu hóc búa. Không phải vì không có thông tin tuyển sinh, mà tại vì quá nhiều thông tin nhưng lại không đủ chia sẻ thẳng thật để học sinh, sinh viên nhìn nhận.

Tất cả trang tuyển sinh đều muốn nói tốt về ngành học, là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, ngành học này đúng ra lại kén học viên. Chỉ những học viên có mục đích rõ ràng mới thích ngành học này, còn lại chỉ thấy chung chung, mơ hồ, tốn thời gian.

Cho nên, vấn đề đầu tiên mình muốn chia sẻ chính là về mục đích học, tiếp đến đến mới là về chương trình học, cuối cùng là chọn trường.

Học để làm gì?

a. Tự kinh doanh

Đây là mục đích quá đỗi phù hợp với ngành này. Nếu bạn muốn phát triển doanh nghiệp gia đình hoặc có sẵn ý tưởng thành lập doanh nghiệp khi ra trường thì khi học bạn sẽ thấy tất cả đều hữu ích.

Ngành quản trị kinh doanh đúng với ý nghĩa của nó là học để quản lý, quản trị một doanh nghiệp. Tại trường, bạn sẽ được làm quen căn bản với khái niệm quản trị học, quản trị sản xuất, quản trị marketing, kế toán và tài chính.

Những kiến thức này gọi là siêu căn bản cho một người làm chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, hỏi đủ không thì câu trả lời là không thể đủ được.

Chỉ dựa vào kiến thức bậc đại học để quản lý doanh nghiệp thì chưa ổn. Bạn cần trau dồi kỹ năng đối nhân, tư duy chiến lược, khả năng đàm phán, hiểu biết về ngành nghề kinh doanh nữa.

Đặc biệt với những bạn muốn tự mở doanh nghiệp, bạn cần trau dồi thêm bộ môn khởi sự kinh doanh, xây dựng cho mình mối quan hệ ngay từ ngày đầu bước vào trường. Quản lý doanh nghiệp là chuyện, nhưng phải có doanh nghiệp thì mới có thứ để quản lý.

b. Đi làm thuê

Nếu không có ý định tự kinh doanh, bạn muốn đi làm thuê cho những công ty, tập đoàn thì ngành này vẫn cho bạn cơ hội. Tuy nhiên, kiến thức ngành chung chung thì cũng không ai thuê bạn.

Để trở thành người làm thuê chuyên nghiệp, ngoài kiến thức quản trị kinh doanh, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết cho môi trường công sở.

Kỹ năng đó là gì? Nói túm lại là kỹ năng công sở gồm: dùng microsoft office, làm việc nhóm, giao tiếp khéo léo. Tùy vào mỗi công việc chuyên môn mà bạn phải học thêm những kiến thức cần thiết của phòng ban.

Kiến thức, kỹ năng này bạn tự học, nhà trường không thể nào có đủ thời gian để dạy bạn hết. Sinh viên nào lúc đi học không tự trao dồi ra trường không ai thuê là điều hiển nhiên.

Hoặc nếu có được thuê thì bạn sẽ chỉ nhận công việc chuyên môn nhất, lương thấp. Ngược lại, nếu bạn có sự chuẩn bị tốt thì bạn sẽ nhận được một công việc phù hợp và lương cao.

c. Học vì đam mê

Bảo rằng dành 5,6 năm học bác sĩ, kỹ sư chỉ vì đam mê thì thật là vô lý nhưng với ngành quản trị kinh doanh này thì có thể. Chẳng hạn bạn chưa xác định theo đuổi một ngành chuyên môn nào nhưng vẫn muốn đi học đại học thì quản trị kinh doanh có thể được cân nhắc.

Một là bây giờ bạn chưa có ý định kinh doanh, nhưng sau này đâu đó bạn muốn kinh doanh gì đó nho nhỏ. Học quản trị kinh doanh cho bạn những khái niệm, kiến thức căn bản để biết bắt đầu kinh doanh từ đâu.

Hơn nữa, những môn học như kế toán, tài chính cũng cho bạn một chút tư duy về quản lý tiền bạc gia đình, tiền bạc cá nhân. Môn quản lý nhân sự cho bạn biết về cách nhìn nhận con người, hiểu được động lực làm việc của mỗi cá nhân. Tính ra môn quản trị kinh doanh có ứng dụng khá gần gũi với cuộc sống hàng ngày.

Hai là ngành quản trị kinh doanh sẽ nhẹ nhàng nếu bạn không quan trọng bằng giỏi. Môn chuyên ngành của quản trị kinh doanh có tính xã hội cao, nếu bạn có tư duy suy luận xã hội thì điểm cũng ở mức tương đối đủ qua môn.

Cho nên thời rảnh còn lại bạn có thể dành ra để làm thêm, trao dồi cho mình một chuyên môn có thể kiếm thu nhập. Sau này, dù bạn có học thêm một văn bằng 2 thì thời gian dành ra cho ngành quản trị kinh doanh cũng sẽ không lãng phí.

Chương trình học

Về chương trình học thì có thể chia thành 3 phần chính: phần đại cương, phần cốt lõi ngành và phần chuyên ngành.

Phần đại cương

Phần đại cương thì nhìn chung thì tương đồng nhau ở các trường, cũng bao gồm các môn như bên dưới. Đa phần sinh viên đều cảm thấy ngán ngẩm những môn đại cương vì tính lý thuyết của nó.

Trừ phi bạn không học đại học, hoặc học trường quốc tế, chứ khó mà có thể né được. Điều duy nhất mà bạn có thể làm là học qua thật nhanh, đừng để nợ môn nào. Bạn sẽ không muốn học lần hai đâu.

Phần đại cương thường có những môn sau đây:

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Toán cao cấp

Pháp luật đại cương

Tin học đại cương

Phát triển kỹ năng

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

Kinh tế lượng

Ngoại ngữ bắt buộc

Giáo dục thể chất

Giáo dục quốc phòng

Phần cốt lõi

Đoạn này gồm những môn kiến thức cơ sở và kiến thức ngành chính. Đây mới chính gọi là phần thịt của ngành quản trị kinh doanh. Bạn sẽ được từ khái niệm cho đến ứng dụng mô hình vào quản lý doanh nghiệp.

Tùy trường mà cách giảng dạy khác nhau đôi chút thôi. Nhấn mạnh vào từ đôi chút thôi. Dù sao đi nữa thì những môn học vẫn dừng lại ở lý thuyết, bạn nào kinh nghiệm thì mới biết hỏi giảng viên những câu mang tính ứng dung.

Ngày đó, lúc học phần này thì đã có 2 năm lãnh đạo, quản lý đội ngũ nên cảm thấy vô cùng giá trị. Mình thuộc thiểu số, đa phần chỉ thấy nó "buồn ngủ".

Phần cốt lõi gồm những môn:

Kinh tế vi mô

Kinh tế vĩ mô

Quản trị học

Nguyên lý thông kê

Nguyên lý kế toán

Kế toán tài chính

Kế toán quản trị

Marketing căn bản

Quản trị marketing

Quản trị nhân sự

Quản trị sản xuất

Quản trị dự án

Quản trị chất lượng

Quản trị đổi mới

Văn hóa doanh nghiệp

Luật thương mại

Khởi sự kinh doanh

Thương mại điện tử

Phần chuyên ngành

Sau đó đã nắm phần cốt lõi, bạn coi như đã xong ngành quản trị. Phần còn lại này chủ yếu là những môn tùy thuộc vào chuyên ngành bạn chọn. Chuyên ngành quản trị kinh doanh thì tùy vào trường đào tạo.

Có thể là quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị khách sạn nhà hàng, kế toán-kiểm toán, thương mại điện tử. Chuyên ngành chỉ là thêm mắm muối cho món ăn hợp vị, bạn không cần phải quan trọng hóa.

Khi bạn xác định đi theo hướng quản trị nào thì nên chủ động tìm hiểu để tự học hơn là phụ thuộc vào nhà trường. Hơn hết, bạn cần có va chạm để trau dồi thêm kinh nghiệm thực tế.

Học trên trường là một chuyện, nhưng muốn lành nghề thì phải học thêm từ nhiều nơi khác nữa.

Chọn trường để học

Ngành quản trị kinh doanh là ngành vô cùng phổ biến. Thậm chí, những trường không chuyên kinh tế cũng đào tạo ngành này.

Do đó, thứ mà bạn cần tìm hiểu chính nhất là môi trường học tập. Không phải là môi trường tốt nhất mà là chọn môi trường nào phù hợp với nhu cầu cá nhân và điều kiện tài chính.

Dưới đây là trang đào tạo của một số trường để bạn tham khảo. Danh sách bên dưới là theo đề xuất cá nhân mình.

Đại học Kinh Tế HCM

Đại học Ngoại Thương (trường mình đã học)

Đại học Ngân Hàng

Đại học Quốc Tế HCM

Đại học RMIT Vietnam

Mỗi trường đều có những chương trình khác nhau như: đại trà tiếng Việt, đại trà tiếng Anh, chất lượng cao, 2+2, 3+1. 2+2 là 2 năm học ở Việt Nam, 2 năm chuyển tiếp học nước ngoài. 3+1 có logic tượng tự.

Mỗi chương trình có điểm hay riêng. Không nhất thiết là phải đăng ký học tiếng Anh mới sang hay du học mới tốt.

Bước tiếp theo?

Sau khi đọc xong, bạn đã quyết định được cho mình chưa?

Mình biết điều khó nhất là xác định mục tiêu học cho mình vì có thể bạn còn phân vân. Sau đó là thiết kế được lộ trình phát triển cho bản thân trong suốt 4 năm học đại học. Nếu bạn cần trợ giúp thì có thể liên hệ tác giả qua địa chỉ https://duongvanthuyen.com/dat-lich-hen để đặt hẹn tư vấn nhé. Chúc bạn nhiều thành công!

Học Quản Trị Kinh Doanh Ra Trường Làm Gì? Chia Sẻ Thẳng Thật.

Thuyên Dương Văn
đọc 6 phút

Học quản trị kinh doanh ra làm gì là một câu hóc búa. Không phải vì không có thông tin tuyển sinh, mà tại vì quá nhiều thông tin nhưng lại không đủ chia sẻ thẳng thật để học sinh, sinh viên nhìn nhận.

Tất cả trang tuyển sinh đều muốn nói tốt về ngành học, là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, ngành học này đúng ra lại kén học viên. Chỉ những học viên có mục đích rõ ràng mới thích ngành học này, còn lại chỉ thấy chung chung, mơ hồ, tốn thời gian.

Cho nên, vấn đề đầu tiên mình muốn chia sẻ chính là về mục đích học, tiếp đến đến mới là về chương trình học, cuối cùng là chọn trường.

Học để làm gì?

a. Tự kinh doanh

Đây là mục đích quá đỗi phù hợp với ngành này. Nếu bạn muốn phát triển doanh nghiệp gia đình hoặc có sẵn ý tưởng thành lập doanh nghiệp khi ra trường thì khi học bạn sẽ thấy tất cả đều hữu ích.

Ngành quản trị kinh doanh đúng với ý nghĩa của nó là học để quản lý, quản trị một doanh nghiệp. Tại trường, bạn sẽ được làm quen căn bản với khái niệm quản trị học, quản trị sản xuất, quản trị marketing, kế toán và tài chính.

Những kiến thức này gọi là siêu căn bản cho một người làm chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, hỏi đủ không thì câu trả lời là không thể đủ được.

Chỉ dựa vào kiến thức bậc đại học để quản lý doanh nghiệp thì chưa ổn. Bạn cần trau dồi kỹ năng đối nhân, tư duy chiến lược, khả năng đàm phán, hiểu biết về ngành nghề kinh doanh nữa.

Đặc biệt với những bạn muốn tự mở doanh nghiệp, bạn cần trau dồi thêm bộ môn khởi sự kinh doanh, xây dựng cho mình mối quan hệ ngay từ ngày đầu bước vào trường. Quản lý doanh nghiệp là chuyện, nhưng phải có doanh nghiệp thì mới có thứ để quản lý.

b. Đi làm thuê

Nếu không có ý định tự kinh doanh, bạn muốn đi làm thuê cho những công ty, tập đoàn thì ngành này vẫn cho bạn cơ hội. Tuy nhiên, kiến thức ngành chung chung thì cũng không ai thuê bạn.

Để trở thành người làm thuê chuyên nghiệp, ngoài kiến thức quản trị kinh doanh, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết cho môi trường công sở.

Kỹ năng đó là gì? Nói túm lại là kỹ năng công sở gồm: dùng microsoft office, làm việc nhóm, giao tiếp khéo léo. Tùy vào mỗi công việc chuyên môn mà bạn phải học thêm những kiến thức cần thiết của phòng ban.

Kiến thức, kỹ năng này bạn tự học, nhà trường không thể nào có đủ thời gian để dạy bạn hết. Sinh viên nào lúc đi học không tự trao dồi ra trường không ai thuê là điều hiển nhiên.

Hoặc nếu có được thuê thì bạn sẽ chỉ nhận công việc chuyên môn nhất, lương thấp. Ngược lại, nếu bạn có sự chuẩn bị tốt thì bạn sẽ nhận được một công việc phù hợp và lương cao.

c. Học vì đam mê

Bảo rằng dành 5,6 năm học bác sĩ, kỹ sư chỉ vì đam mê thì thật là vô lý nhưng với ngành quản trị kinh doanh này thì có thể. Chẳng hạn bạn chưa xác định theo đuổi một ngành chuyên môn nào nhưng vẫn muốn đi học đại học thì quản trị kinh doanh có thể được cân nhắc.

Một là bây giờ bạn chưa có ý định kinh doanh, nhưng sau này đâu đó bạn muốn kinh doanh gì đó nho nhỏ. Học quản trị kinh doanh cho bạn những khái niệm, kiến thức căn bản để biết bắt đầu kinh doanh từ đâu.

Hơn nữa, những môn học như kế toán, tài chính cũng cho bạn một chút tư duy về quản lý tiền bạc gia đình, tiền bạc cá nhân. Môn quản lý nhân sự cho bạn biết về cách nhìn nhận con người, hiểu được động lực làm việc của mỗi cá nhân. Tính ra môn quản trị kinh doanh có ứng dụng khá gần gũi với cuộc sống hàng ngày.

Hai là ngành quản trị kinh doanh sẽ nhẹ nhàng nếu bạn không quan trọng bằng giỏi. Môn chuyên ngành của quản trị kinh doanh có tính xã hội cao, nếu bạn có tư duy suy luận xã hội thì điểm cũng ở mức tương đối đủ qua môn.

Cho nên thời rảnh còn lại bạn có thể dành ra để làm thêm, trao dồi cho mình một chuyên môn có thể kiếm thu nhập. Sau này, dù bạn có học thêm một văn bằng 2 thì thời gian dành ra cho ngành quản trị kinh doanh cũng sẽ không lãng phí.

Chương trình học

Về chương trình học thì có thể chia thành 3 phần chính: phần đại cương, phần cốt lõi ngành và phần chuyên ngành.

Phần đại cương

Phần đại cương thì nhìn chung thì tương đồng nhau ở các trường, cũng bao gồm các môn như bên dưới. Đa phần sinh viên đều cảm thấy ngán ngẩm những môn đại cương vì tính lý thuyết của nó.

Trừ phi bạn không học đại học, hoặc học trường quốc tế, chứ khó mà có thể né được. Điều duy nhất mà bạn có thể làm là học qua thật nhanh, đừng để nợ môn nào. Bạn sẽ không muốn học lần hai đâu.

Phần đại cương thường có những môn sau đây:

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Toán cao cấp

Pháp luật đại cương

Tin học đại cương

Phát triển kỹ năng

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

Kinh tế lượng

Ngoại ngữ bắt buộc

Giáo dục thể chất

Giáo dục quốc phòng

Phần cốt lõi

Đoạn này gồm những môn kiến thức cơ sở và kiến thức ngành chính. Đây mới chính gọi là phần thịt của ngành quản trị kinh doanh. Bạn sẽ được từ khái niệm cho đến ứng dụng mô hình vào quản lý doanh nghiệp.

Tùy trường mà cách giảng dạy khác nhau đôi chút thôi. Nhấn mạnh vào từ đôi chút thôi. Dù sao đi nữa thì những môn học vẫn dừng lại ở lý thuyết, bạn nào kinh nghiệm thì mới biết hỏi giảng viên những câu mang tính ứng dung.

Ngày đó, lúc học phần này thì đã có 2 năm lãnh đạo, quản lý đội ngũ nên cảm thấy vô cùng giá trị. Mình thuộc thiểu số, đa phần chỉ thấy nó "buồn ngủ".

Phần cốt lõi gồm những môn:

Kinh tế vi mô

Kinh tế vĩ mô

Quản trị học

Nguyên lý thông kê

Nguyên lý kế toán

Kế toán tài chính

Kế toán quản trị

Marketing căn bản

Quản trị marketing

Quản trị nhân sự

Quản trị sản xuất

Quản trị dự án

Quản trị chất lượng

Quản trị đổi mới

Văn hóa doanh nghiệp

Luật thương mại

Khởi sự kinh doanh

Thương mại điện tử

Phần chuyên ngành

Sau đó đã nắm phần cốt lõi, bạn coi như đã xong ngành quản trị. Phần còn lại này chủ yếu là những môn tùy thuộc vào chuyên ngành bạn chọn. Chuyên ngành quản trị kinh doanh thì tùy vào trường đào tạo.

Có thể là quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị khách sạn nhà hàng, kế toán-kiểm toán, thương mại điện tử. Chuyên ngành chỉ là thêm mắm muối cho món ăn hợp vị, bạn không cần phải quan trọng hóa.

Khi bạn xác định đi theo hướng quản trị nào thì nên chủ động tìm hiểu để tự học hơn là phụ thuộc vào nhà trường. Hơn hết, bạn cần có va chạm để trau dồi thêm kinh nghiệm thực tế.

Học trên trường là một chuyện, nhưng muốn lành nghề thì phải học thêm từ nhiều nơi khác nữa.

Chọn trường để học

Ngành quản trị kinh doanh là ngành vô cùng phổ biến. Thậm chí, những trường không chuyên kinh tế cũng đào tạo ngành này.

Do đó, thứ mà bạn cần tìm hiểu chính nhất là môi trường học tập. Không phải là môi trường tốt nhất mà là chọn môi trường nào phù hợp với nhu cầu cá nhân và điều kiện tài chính.

Dưới đây là trang đào tạo của một số trường để bạn tham khảo. Danh sách bên dưới là theo đề xuất cá nhân mình.

Đại học Kinh Tế HCM

Đại học Ngoại Thương (trường mình đã học)

Đại học Ngân Hàng

Đại học Quốc Tế HCM

Đại học RMIT Vietnam

Mỗi trường đều có những chương trình khác nhau như: đại trà tiếng Việt, đại trà tiếng Anh, chất lượng cao, 2+2, 3+1. 2+2 là 2 năm học ở Việt Nam, 2 năm chuyển tiếp học nước ngoài. 3+1 có logic tượng tự.

Mỗi chương trình có điểm hay riêng. Không nhất thiết là phải đăng ký học tiếng Anh mới sang hay du học mới tốt.

Bước tiếp theo?

Sau khi đọc xong, bạn đã quyết định được cho mình chưa?

Mình biết điều khó nhất là xác định mục tiêu học cho mình vì có thể bạn còn phân vân. Sau đó là thiết kế được lộ trình phát triển cho bản thân trong suốt 4 năm học đại học. Nếu bạn cần trợ giúp thì có thể liên hệ tác giả qua địa chỉ https://duongvanthuyen.com/dat-lich-hen để đặt hẹn tư vấn nhé. Chúc bạn nhiều thành công!

Sapien Vietnam được tạo ra để giúp người coach và coachee như bạn thành công hơn nữa. Nếu cảm thấy nội dung giúp ích cho bạn, bạn có thể donate thay lời cám ơn đến Sapien.
Donate  
cross
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram