Khai vấn (coaching) hoặc đôi khi còn được gọi là huấn luyện đã trở thành một công cụ phổ biến cho sự phát triển cá nhân và doanh nghiệp trong những năm gần đây. Ngành coaching đã chứng kiến sự tăng trưởng và tiềm năng đáng kể.
PwC (PricewaterhouseCoopers) báo cáo rằng ngành coaching là lĩnh vực phát triển nhanh thứ hai trên thế giới. Các chuyên gia dự đoán, ngành sẽ phát triển với với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 6,7%. Xu hướng này đã được thấy rõ kể từ năm 2019, quy mô thị trường huấn luyện ước tính đạt tới 15 tỷ đô la.
Ngành coaching tại Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tăng trưởng này tích cực này. Hiện không có một con số chính xác nào về số lượng coach đã qua đào tạo tại Việt Nam, nhưng theo báo cáo khảo sát về thị trường khai vấn tại Việt Nam của LCV năm 2022, số lượng Coach đạt tiêu chuẩn ICF tại Việt Nam đạt tới 75 người.

Ngành coaching đã đi một chặng đường dài từ những khởi đầu khiêm tốn, khi ban đầu chỉ được biết đến như một nghề gắn với huấn luyện thể thao. Đến nay đã trở thành một công việc phục vụ cho hàng triệu cá nhân và doanh nghiệp trên toàn cầu.
Ngành coaching có tiềm năng trên nhiều lĩnh vực, bao gồm huấn luyện điều hành (executive coaching), huấn luyện kinh doanh (business coaching), khai vấn cuộc sống (life coaching), huấn luyện sức khỏe (health coaching) và huấn luyện hiệu suất (productivity coaching).
Nhu cầu về dịch vụ coaching đã tăng, đặc biệt là với sự phát triển của công nghệ, xu hướng làm việc từ xa và nhu cầu của cá nhân, doanh nghiệp phải thích nghi với môi trường làm việc thay đổi, nhiều biến động
Một trong những động lực quan trọng của sự tăng trưởng trong ngành coaching là sự nhận thức và thích ứng nhanh của nhiều cá nhân đối với phương pháp này. Bởi khai vấn đã giúp nhiều cá nhân và doanh nghiệp phát triển kỹ năng, thay đổi hành vi, cải thiện hiệu suất dẫn đến năng suất, hiệu quả và thành công tổng thể tăng lên. Kết quả là, nhiều người tìm kiếm dịch vụ coaching để có được lợi thế cạnh tranh trong cuộc sống cá nhân và công việc của họ.
Tiềm năng phát triển của các loại hình coaching
Huấn luyện điều hành (executive coaching) là một trong những phân khúc tăng trưởng nhanh nhất trong ngành coaching. Năm 2021, thị trường huấn luyện điều hành toàn cầu đạt giá trị khoảng 8.4 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên 9.3 tỷ USD vào năm 2022. Theo một nghiên cứu của Future Market Insights, thị trường huấn luyện điều hành sẽ đạt giá trị 27 tỷ USD vào năm 2032.
Nhu cầu về executive coaching đã tăng khi các doanh nghiệp tìm cách phát triển kỹ năng lãnh đạo, cải thiện khả năng ra quyết định và nâng cao hiệu suất tổng thể. Có thể, đại dịch Covid đã tạo ra một thách thức lớn cho các nhà điều hành, khiến executive coaching trở nên tiềm năng hơn bao giờ hết. Bởi khi làm việc từ xa trở thành xu hướng mới, các nhà điều hành cũng cần phải phát triển kỹ năng mới để quản lý đội ngũ từ xa và duy trì năng suất.

Huấn luyện kinh doanh (business coaching) là một phân khúc khác cũng đã trải qua sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Theo các số liệu thống kê gần đây, thị trường huấn luyện kinh doanh toàn cầu được ước tính đạt khoảng 17 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hợp thành hàng năm là 13.2%. Từ năm 2012 đến 2022, ngành huấn luyện kinh doanh đã tăng thêm hơn 3 tỷ USD để vượt qua ngưỡng 14 tỷ USD.
Business coach giúp doanh nhân và chủ doanh nghiệp phát triển chiến lược, cải thiện hoạt động và tăng doanh thu. Với số lượng công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ tăng lên trên toàn thế giới, nhu cầu về business coaching sẽ tiếp tục tăng lên.
Khai vấn cuộc sống (life coaching) là một phân khúc khác không nằm ngoài sự tăng trưởng của toàn ngành. Theo một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Huấn luyện Quốc tế (ICF), thị trường khai vấn cuộc sống toàn cầu dự kiến đạt 2.4 tỷ USD vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng hợp thành hàng năm là 19%.
Một người life coach giúp cá nhân đạt được mục tiêu cá nhân, như chọn lựa công việc phù hợp, cải thiện mối quan hệ hay đi tìm ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống. Một lần nữa, Covid 19 đã trở thành yếu tố then chốt cho sự phát triển của lĩnh vực này, khi mọi người tìm cách đối phó với căng thẳng và bất ổn của đại dịch, tìm cách cải thiện sức khỏe tinh thần và cảm xúc của họ.
Huấn luyện sức khỏe (health coaching) cũng là một phân khúc đang phát triển mạnh, khi các cá nhân trở nên ý thức hơn về sức khỏe, mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng sức khỏe toàn diện. Một health coach đóng vai trò giúp khách hàng thực hiện các thói quen tốt, như tập thể dục và ăn uống lành mạnh để cải thiện sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.
Theo Precedence Research, thị trường health coaching toàn cầu đang có sự tăng trưởng đáng kể, với quy mô thị trường là 14.48 tỷ đô la vào năm 2021 và mức tăng dự kiến lên hơn 25.95 tỷ đô la vào năm 2030.

Huấn luyện hiệu suất (productivity coaching) cũng chứng kiến sự phát triển tương tự. Bởi theo báo cáo của Payscale, một huấn luyện viên năng suất có thể kiếm được từ 77.000 đến 280.000 USD mỗi năm.
Productivity coach giúp cá nhân và doanh nghiệp cải thiện hiệu suất trong các lĩnh vực, kỹ năng cụ thể như, bán hàng, chăm sóc khách hàng hay nói chuyện trước đám đông. Với sự cạnh tranh tăng lên trên thị trường, ước tính nhu cầu về coaching hiệu suất sẽ tiếp tục tăng lên.
Động lực phát triển của ngành
Ngành coaching cũng được hưởng lợi từ sự tiến bộ của công nghệ. Sự gia tăng của coaching từ xa đã làm cho dịch vụ coaching trở nên dễ tiếp cận hơn với một lượng khách hàng rộng lớn. Với các nền tảng coaching trực tuyến, nền tảng tìm kiếm, kết nối hoặc cung cấp dịch vụ coaching, người coach có thể tiếp cận khách hàng ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Bắt kịp xu hướng này, Sapien.vn trở thành nền tảng thứ ba giúp tìm kiếm và kết nối coach đầu tiên tại Việt Nam. Có thể thấy đại dịch đã thúc đẩy sự chuyển đổi sang coaching trực tuyến, khiến nó trở thành một phần quan trọng của ngành coaching.
Một động lực khác của sự tăng trưởng trong ngành coaching là số lượng chương trình chứng nhận coaching ngày càng tăng. Liên đoàn Huấn luyện viên Quốc tế (ICF), một tổ chức coaching hàng đầu, đã công nhận hơn 32.000 huấn luyện viên trên toàn thế giới. Những chương trình chứng nhận này đảm bảo rằng các huấn luyện viên đáp ứng một số tiêu chuẩn về chuyên môn, đạo đức và tăng tính uy tín của nghề coaching.
Như vậy, với sự phát triển của công nghệ, nhu cầu về coaching và số lượng các huấn luyện viên chuyên nghiệp được đào tạo chất lượng ngày càng cao, coaching được đánh giá sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.