Donate
Đăng nhập

Thi Đại Học: 5 Điều Tự Nhủ Để Có Tâm Lý Thép Trong Phòng Thi

Lần trước anh đi sâu về tố chất của người tỏa sáng trong các kỳ thi. Lần này anh sẽ chia sẻ em cụ thể một công cụ để giúp có bản lĩnh hơn trong phòng thi.

Mọi thứ phải bắt đầu ở nhà. Phòng thi chỉ là nơi để biểu diễn, chứ không phải để chuẩn bị.

Một thứ cần phải làm ở nhà, càng sớm càng tốt là "làm cách mạng tư tưởng". Em cần phải gia cố những tư duy, suy nghĩ thực tế và tích cực cho mình.

Sau đây là 5 điều anh luôn tự nhủ trước bất cứ kỳ thi nào chứ không riêng gì kỳ thi đại học. Chúng sẽ giúp em mạnh mẽ trong phòng thi, trong khi thí sinh khác thì run sợ.

1. Đối thủ mong mình mất bình tĩnh

Bản chất thi đại học là cạnh tranh. Thành công của người này là thất bại của người kia. Điểm em thấp chưa chắc em rớt, điểm em cao chưa chắc em đậu.

Cách duy nhất để thắng cuộc là tốt hơn thi sinh khác, điểm cao hay thấp không phải yếu tố quyết định.

Em à, rất nhiều thí sinh đang mong em hoảng tâm lý để họ có cơ hội tốt hơn. Mỗi lần lo lắng, hãy dặn lòng rằng mình đồng nghĩa đang từ bỏ cơ hội của chính mình. Thí sinh khác thích điều này.

Thay vào đó, em hãy chuyển hóa sự lo lắng hoặc sợ hãi nãy thành quyết tâm để chiến thắng.

Anh học được bài học này sâu sắc nhất qua luyện võ. Cách nhanh nhất để thắng cuộc không phải đấm, hay đá mà là dọa đối phương sợ. Em hiểu ý của anh chứ?

2. Đề khó, đề dễ không phải thứ cần bận tâm

Không chỉ em, mà là nhiều em quan tâm đến chuyện đề năm nay dễ hay khó hơn so với năm ngoái. Em lo lắng vấn đề đấy để làm gì?

Đề dễ thì ai cũng sẽ làm tốt hơn, đề khó thì ai cũng sẽ gặp khó khăn. Khó khăn luôn là khó khăn chung, không phải của riêng em.

Chuyện ra đề như thế nào là chuyện bộ giáo dục lo. Có những chuyên gia giáo dục đau đầu suy nghĩ ra đề, không phải em.

Việc duy nhất em cần làm là ôn luyện cho tốt với khả năng của mình. Quan trọng hơn, em cần đặt mục tiêu thực tế, không ảo tưởng hão huyền.

Chill! Đề bộ giáo dục lo.

3. Thi đại không phải lần đầu của em

Chúng ta không cần trầm trọng hóa kỳ thi đại học. Thực chất là trong đời học sinh, em đã trải qua bao nhiêu kỳ thi rồi.

Em chớ nghĩ em là ngây thơ không biết gì. Em là cựu chiến binh trong việc thi cử rồi đó. 12 năm học phổ thông, thi cử nhiêu đó chưa đủ sao?

Đại học cũng là một kỳ thi vậy thôi. Có em sẽ phản biện là thi đại học quan trọng hơn, thi rớt thì thi lại. OK, thế thi học kỳ thi rớt thì có phải ở lại lớp không? Vẫn là ở lại lớp bình thường.

Em đã chinh chiến đến tầm này rồi thì đừng nghĩ mình còn non nữa. Hãy học từ kinh nghiệm của chính mình.

4. Ông trời đã sắp đặt mọi thứ

Anh không theo một tôn giáo nào nhưng anh biết rằng mọi thứ xảy ra đều có lý do của nó. Khi làm hết sức rồi thì mong cầu thêm cũng không thay đổi được gì.

Nhiều em đi lo lắng về xác suất này, rủi ro kia quá nhiều dẫn đến cả nghĩ. Biết chuẩn bị là tốt nhưng cả nghĩ thì thừa thãi.

Khi em đã làm mọi thứ trong tầm khả năng mà vẫn còn lo lắng thì em bị thiếu đức tin. Con người ai cũng cần đức tin.

Tìm cho mình một đức tin. Phật cũng được, Jesus cũng được, khoa học cũng được. Đức tin - faith- sẽ cho em can đảm.

5. Đậu là phước lành, rớt là thất bại?

Cuộc đời có ai nói trước được điều gì. Vạn sự tùy duyên. Không phải mọi thứ như ý thì dễ thành công đâu em ạ.

Anh lấy ví dụ, có những em vốn dĩ không thích học đại học, cũng không phù hợp đi con đường đại học nhưng vẫn bị bắt ép đi theo.

Bề mặt thì muốn đậu nhưng bên trong chưa chắc cam tâm. Rủi may rớt đại học, em lại đi đúng con đường mình muốn hơn.

Ví dụ tiếp, một bạn đậu tất cả mọi thứ nhưng học đến năm 2 không hợp lại muốn chuyển trường. Lúc ấy, bạn muốn chuyển cũng khó, thà là trước đây thi rớt, năm sau thi lại thì dễ hơn.

Lúc thi lại, có thời gian trải nghiệm và chiêm nghiệm, có lẽ bạn ấy đã đưa ra sự lựa chọn hợp lý hơn. Năm nào anh chẳng nói chuyện với những trường hợp như thế này.

Đau thương hơn cả rớt đại học vì nó kiểu như bị "mặc kẹt". Ở thì không hợp mà bỏ thì không dám.

Cho nên, điều gì đến sẽ đến, đón nhận tất cả vì chúng đều là phước lành.

Bài viết sau anh sẽ chia sẻ cụ thể hơn nữa về ý tưởng có làm khi rớt đại học. Nhiều ý tưởng hay lắm đó.

Thi Đại Học: 5 Điều Tự Nhủ Để Có Tâm Lý Thép Trong Phòng Thi

Thuyên Dương Văn
đọc 4 phút

Lần trước anh đi sâu về tố chất của người tỏa sáng trong các kỳ thi. Lần này anh sẽ chia sẻ em cụ thể một công cụ để giúp có bản lĩnh hơn trong phòng thi.

Mọi thứ phải bắt đầu ở nhà. Phòng thi chỉ là nơi để biểu diễn, chứ không phải để chuẩn bị.

Một thứ cần phải làm ở nhà, càng sớm càng tốt là "làm cách mạng tư tưởng". Em cần phải gia cố những tư duy, suy nghĩ thực tế và tích cực cho mình.

Sau đây là 5 điều anh luôn tự nhủ trước bất cứ kỳ thi nào chứ không riêng gì kỳ thi đại học. Chúng sẽ giúp em mạnh mẽ trong phòng thi, trong khi thí sinh khác thì run sợ.

1. Đối thủ mong mình mất bình tĩnh

Bản chất thi đại học là cạnh tranh. Thành công của người này là thất bại của người kia. Điểm em thấp chưa chắc em rớt, điểm em cao chưa chắc em đậu.

Cách duy nhất để thắng cuộc là tốt hơn thi sinh khác, điểm cao hay thấp không phải yếu tố quyết định.

Em à, rất nhiều thí sinh đang mong em hoảng tâm lý để họ có cơ hội tốt hơn. Mỗi lần lo lắng, hãy dặn lòng rằng mình đồng nghĩa đang từ bỏ cơ hội của chính mình. Thí sinh khác thích điều này.

Thay vào đó, em hãy chuyển hóa sự lo lắng hoặc sợ hãi nãy thành quyết tâm để chiến thắng.

Anh học được bài học này sâu sắc nhất qua luyện võ. Cách nhanh nhất để thắng cuộc không phải đấm, hay đá mà là dọa đối phương sợ. Em hiểu ý của anh chứ?

2. Đề khó, đề dễ không phải thứ cần bận tâm

Không chỉ em, mà là nhiều em quan tâm đến chuyện đề năm nay dễ hay khó hơn so với năm ngoái. Em lo lắng vấn đề đấy để làm gì?

Đề dễ thì ai cũng sẽ làm tốt hơn, đề khó thì ai cũng sẽ gặp khó khăn. Khó khăn luôn là khó khăn chung, không phải của riêng em.

Chuyện ra đề như thế nào là chuyện bộ giáo dục lo. Có những chuyên gia giáo dục đau đầu suy nghĩ ra đề, không phải em.

Việc duy nhất em cần làm là ôn luyện cho tốt với khả năng của mình. Quan trọng hơn, em cần đặt mục tiêu thực tế, không ảo tưởng hão huyền.

Chill! Đề bộ giáo dục lo.

3. Thi đại không phải lần đầu của em

Chúng ta không cần trầm trọng hóa kỳ thi đại học. Thực chất là trong đời học sinh, em đã trải qua bao nhiêu kỳ thi rồi.

Em chớ nghĩ em là ngây thơ không biết gì. Em là cựu chiến binh trong việc thi cử rồi đó. 12 năm học phổ thông, thi cử nhiêu đó chưa đủ sao?

Đại học cũng là một kỳ thi vậy thôi. Có em sẽ phản biện là thi đại học quan trọng hơn, thi rớt thì thi lại. OK, thế thi học kỳ thi rớt thì có phải ở lại lớp không? Vẫn là ở lại lớp bình thường.

Em đã chinh chiến đến tầm này rồi thì đừng nghĩ mình còn non nữa. Hãy học từ kinh nghiệm của chính mình.

4. Ông trời đã sắp đặt mọi thứ

Anh không theo một tôn giáo nào nhưng anh biết rằng mọi thứ xảy ra đều có lý do của nó. Khi làm hết sức rồi thì mong cầu thêm cũng không thay đổi được gì.

Nhiều em đi lo lắng về xác suất này, rủi ro kia quá nhiều dẫn đến cả nghĩ. Biết chuẩn bị là tốt nhưng cả nghĩ thì thừa thãi.

Khi em đã làm mọi thứ trong tầm khả năng mà vẫn còn lo lắng thì em bị thiếu đức tin. Con người ai cũng cần đức tin.

Tìm cho mình một đức tin. Phật cũng được, Jesus cũng được, khoa học cũng được. Đức tin - faith- sẽ cho em can đảm.

5. Đậu là phước lành, rớt là thất bại?

Cuộc đời có ai nói trước được điều gì. Vạn sự tùy duyên. Không phải mọi thứ như ý thì dễ thành công đâu em ạ.

Anh lấy ví dụ, có những em vốn dĩ không thích học đại học, cũng không phù hợp đi con đường đại học nhưng vẫn bị bắt ép đi theo.

Bề mặt thì muốn đậu nhưng bên trong chưa chắc cam tâm. Rủi may rớt đại học, em lại đi đúng con đường mình muốn hơn.

Ví dụ tiếp, một bạn đậu tất cả mọi thứ nhưng học đến năm 2 không hợp lại muốn chuyển trường. Lúc ấy, bạn muốn chuyển cũng khó, thà là trước đây thi rớt, năm sau thi lại thì dễ hơn.

Lúc thi lại, có thời gian trải nghiệm và chiêm nghiệm, có lẽ bạn ấy đã đưa ra sự lựa chọn hợp lý hơn. Năm nào anh chẳng nói chuyện với những trường hợp như thế này.

Đau thương hơn cả rớt đại học vì nó kiểu như bị "mặc kẹt". Ở thì không hợp mà bỏ thì không dám.

Cho nên, điều gì đến sẽ đến, đón nhận tất cả vì chúng đều là phước lành.

Bài viết sau anh sẽ chia sẻ cụ thể hơn nữa về ý tưởng có làm khi rớt đại học. Nhiều ý tưởng hay lắm đó.

Sapien Vietnam được tạo ra để giúp người coach và coachee như bạn thành công hơn nữa. Nếu cảm thấy nội dung giúp ích cho bạn, bạn có thể donate thay lời cám ơn đến Sapien.
Donate  
cross
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram