Donate
Đăng nhập

Thi Đại Học: Không Cần Quan Trọng Hóa Chuyện Chọn Trường, Đây là Lý Do Tại Sao

Phải chăng em đang điền tờ đơn nguyện vọng thi đại học, hoặc em đã điền rồi nhưng vẫn không chắc về sự lựa chọn của mình? Em nghĩ rằng đây là quyết định quan trọng nhất của đời người, em đang phân vân liệu mình có đưa ra quyết định đúng đắn hay không.

Suy nghĩ này khiến em cảm thấy khó ngủ buổi tối, làm em bận tâm cả khi em không nghĩ về nó. Anh cũng đã từng rơi vào tâm trạng này, chính nó đã làm anh "rụng nơ ron", và quên mất điều gì thực sự quan trọng.

Em sẽ cảm thấy như thế nào nếu anh nói rằng "Em không cần phải quan trọng hóa việc chọn trường!"? Nhẹ nhõm hơn đúng không, hoặc có thể em cảm thấy chưa thuyết phục. Vậy thì hãy để anh chia sẻ cho em tại sao lại như vậy.

Nhìn bản thân hiện tại từ mốc 60 tuổi

Lúc em cấp 3 em nhìn lại cấp 2, cấp 1, hoặc mẫu giáo của mình em sẽ thấy việc học trường mẫu giáo nào hoặc có học hay không sẽ không phải yếu tố quyết định thành công của em ở hiện tại.

Tương tự nếu em tua nhanh đến tương lai vào năm em 60 tuổi em sẽ nhìn mọi thứ chính xác hơn. Con người ta thường loạn lên bởi những thứ trước mắt, xem nó là tất cả.

Khi 60 tuổi, em đã có hơn 40 năm trải nghiệm, em đã đi học, đi làm được nhiều năm. Có thể em đã thay đổi nghề 2-3 lần trong giai đoạn 20-30 tuổi.

Em hồi tưởng lại hồi năm 22 tuổi tốt nghiệp nhưng kinh tế đi xuống do dịch bệnh nên em không thể tìm việc ngành em đã học. Đa phần mọi thứ em vạch ra năm 18 tuổi không như ý mình.

Nhìn từ độ tuổi này, em thấy việc học 4 năm đại hoặc 2 năm cao đẳng là một giai đoạn rất ngắn. Sau khi tốt nghiệp, em phải học lại từ đầu nghiệp vụ, làm 5 năm tích lũy kinh nghiệm, rồi còn phải tự học gấp nhiều lần khi ngồi trên ghế nhà trường.

Cuộc sống này để thành công, em phải nỗ lực rất nhiều. Việc học trường top hay không top, cao đẳng hay đại học đều không cho em một tương lai chắc chắn.

Giả sử như em đã học ở một trường danh giá, nhưng khi ngồi với một ông bạn già học một trường đại học ít danh tiếng hơn thì em lại chạnh lòng.

Em chạnh lòng vì bạn em học trường ít nổi hơn nhưng vì thế lại cố gắng nhiều, tích cực mở rộng mối quan hệ, vì thế mà thành công. Còn em, em nhìn lại mình, em thấy mình chỉ "bình bình".

Khi nhìn được từ tuổi 60, là tưởng tượng hay là được nghe kể, thì em cũng sẽ thấy được có những thứ quan trọng hơn nhiều việc kén chọn trường đại học.

Có một câu hỏi lớn hơn...

Dù phũ phàng nhưng anh phải nói thẳng. Em chọn trường nhưng trường chưa chắc chọn em. Kể cả cho em là học sinh giỏi thì cũng không đảm bảo được là em sẽ được tuyển vào trường mình đã đặt nguyện vọng. Thi cử không ai nói trước được điều gì.

Dù đậu hay rớt đại học thì em vẫn phải tiếp bước. Đậu thì em không thể coi thế là đã xong. Không! Quãng đường phía trước của em còn dài lắm. Học trường TOP không đảm bảo là em sẽ thành công hoặc hạnh phúc.

Còn rớt, em cũng phải cho mình một lối đi khác. Câu hỏi quan trọng cho cả 2 trường hợp là:

"Em muốn phát triển con người em theo hướng nào?"

Anh chưa nói đến một nghề cụ thể. Điều đơn giản em cần xác định được đó là tính cách con người em ra sao, lĩnh vực nào em cảm thấy mình phù hợp nhất, em mong đợi gì ở một công việc: tiền, niềm vui, tự do thời gian hay gì đó khác?

Có hướng đi này thì em có đậu hay rớt thì em sẽ luôn có cách để có được thứ mình muốn. Còn không có hướng đi thì có đậu thì lên đại học cũng trôi dạt, ra trường nhắm mắt chọn bừa, rồi đến già thì hối tiếc.

Đây mới chính là câu hỏi em nên khiến em đau đầu nhất, là câu hỏi em phải nỗ lực để tìm câu trả lời. Độ hợp lý của việc chọn trường phụ thuộc lớn vào độ rõ ràng của câu hỏi này.

Thấy nhiều người đâm đầu, mình nên "pause" lại

Có những thứ số đông đúng nhưng trọng chuyện chọn trường, anh phải khẳng định số đông đa phần sai bét nhè. Anh cũng không muốn phải đem số liệu để chứng mình cho khẳng định này vì nó hoàn toàn có quan sát bằng mắt thường.

Từ sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành, đến gác bằng đại học đi làm công nhân, rồi đến cả tiến sĩ giấy đã cho thấy cả.

Em à, khi mọi người cứ hỏi nhau, so đo điểm chuẩn từng ngành, so độ "VIP Pro" của những trường top, lúc đó em nên biết dừng lại.

Dừng lại để làm gì? Dừng lại để xem là mình đang bị dắt mũi hay không, để xem là mình có đang nỗ lực trả lời đúng câu hỏi hay không. Có những giá trị thật và có những giá trị ảo, em nên học cách phân biệt trước khi mọi thứ lỡ làng.

1 ngày, đó tất cả những gì em cần. 1 ngày tách bản thân khỏi mớ đề luyện như núi để tâm trí được thông suốt, 1 ngày đi đâu đó để khuây khỏa, 1 ngày không làm gì cả, và 1 ngày để nghe chia sẻ từ những người từng đi qua.

Nếu thực sự cần đừng ngần ngại liên hệ anh, tiếp chuyện được thì anh sẽ "reply". Mong chia sẻ này giúp em thấy được vấn đề rộng hơn, xa hơn.

Ở bài viết sau, anh sẽ chia sẻ về đặt mục tiêu và lập chiến lược luyện thi như thế nào cho khôn ngoan.

Thi Đại Học: Không Cần Quan Trọng Hóa Chuyện Chọn Trường, Đây là Lý Do Tại Sao

Thuyên Dương Văn
đọc 4 phút

Phải chăng em đang điền tờ đơn nguyện vọng thi đại học, hoặc em đã điền rồi nhưng vẫn không chắc về sự lựa chọn của mình? Em nghĩ rằng đây là quyết định quan trọng nhất của đời người, em đang phân vân liệu mình có đưa ra quyết định đúng đắn hay không.

Suy nghĩ này khiến em cảm thấy khó ngủ buổi tối, làm em bận tâm cả khi em không nghĩ về nó. Anh cũng đã từng rơi vào tâm trạng này, chính nó đã làm anh "rụng nơ ron", và quên mất điều gì thực sự quan trọng.

Em sẽ cảm thấy như thế nào nếu anh nói rằng "Em không cần phải quan trọng hóa việc chọn trường!"? Nhẹ nhõm hơn đúng không, hoặc có thể em cảm thấy chưa thuyết phục. Vậy thì hãy để anh chia sẻ cho em tại sao lại như vậy.

Nhìn bản thân hiện tại từ mốc 60 tuổi

Lúc em cấp 3 em nhìn lại cấp 2, cấp 1, hoặc mẫu giáo của mình em sẽ thấy việc học trường mẫu giáo nào hoặc có học hay không sẽ không phải yếu tố quyết định thành công của em ở hiện tại.

Tương tự nếu em tua nhanh đến tương lai vào năm em 60 tuổi em sẽ nhìn mọi thứ chính xác hơn. Con người ta thường loạn lên bởi những thứ trước mắt, xem nó là tất cả.

Khi 60 tuổi, em đã có hơn 40 năm trải nghiệm, em đã đi học, đi làm được nhiều năm. Có thể em đã thay đổi nghề 2-3 lần trong giai đoạn 20-30 tuổi.

Em hồi tưởng lại hồi năm 22 tuổi tốt nghiệp nhưng kinh tế đi xuống do dịch bệnh nên em không thể tìm việc ngành em đã học. Đa phần mọi thứ em vạch ra năm 18 tuổi không như ý mình.

Nhìn từ độ tuổi này, em thấy việc học 4 năm đại hoặc 2 năm cao đẳng là một giai đoạn rất ngắn. Sau khi tốt nghiệp, em phải học lại từ đầu nghiệp vụ, làm 5 năm tích lũy kinh nghiệm, rồi còn phải tự học gấp nhiều lần khi ngồi trên ghế nhà trường.

Cuộc sống này để thành công, em phải nỗ lực rất nhiều. Việc học trường top hay không top, cao đẳng hay đại học đều không cho em một tương lai chắc chắn.

Giả sử như em đã học ở một trường danh giá, nhưng khi ngồi với một ông bạn già học một trường đại học ít danh tiếng hơn thì em lại chạnh lòng.

Em chạnh lòng vì bạn em học trường ít nổi hơn nhưng vì thế lại cố gắng nhiều, tích cực mở rộng mối quan hệ, vì thế mà thành công. Còn em, em nhìn lại mình, em thấy mình chỉ "bình bình".

Khi nhìn được từ tuổi 60, là tưởng tượng hay là được nghe kể, thì em cũng sẽ thấy được có những thứ quan trọng hơn nhiều việc kén chọn trường đại học.

Có một câu hỏi lớn hơn...

Dù phũ phàng nhưng anh phải nói thẳng. Em chọn trường nhưng trường chưa chắc chọn em. Kể cả cho em là học sinh giỏi thì cũng không đảm bảo được là em sẽ được tuyển vào trường mình đã đặt nguyện vọng. Thi cử không ai nói trước được điều gì.

Dù đậu hay rớt đại học thì em vẫn phải tiếp bước. Đậu thì em không thể coi thế là đã xong. Không! Quãng đường phía trước của em còn dài lắm. Học trường TOP không đảm bảo là em sẽ thành công hoặc hạnh phúc.

Còn rớt, em cũng phải cho mình một lối đi khác. Câu hỏi quan trọng cho cả 2 trường hợp là:

"Em muốn phát triển con người em theo hướng nào?"

Anh chưa nói đến một nghề cụ thể. Điều đơn giản em cần xác định được đó là tính cách con người em ra sao, lĩnh vực nào em cảm thấy mình phù hợp nhất, em mong đợi gì ở một công việc: tiền, niềm vui, tự do thời gian hay gì đó khác?

Có hướng đi này thì em có đậu hay rớt thì em sẽ luôn có cách để có được thứ mình muốn. Còn không có hướng đi thì có đậu thì lên đại học cũng trôi dạt, ra trường nhắm mắt chọn bừa, rồi đến già thì hối tiếc.

Đây mới chính là câu hỏi em nên khiến em đau đầu nhất, là câu hỏi em phải nỗ lực để tìm câu trả lời. Độ hợp lý của việc chọn trường phụ thuộc lớn vào độ rõ ràng của câu hỏi này.

Thấy nhiều người đâm đầu, mình nên "pause" lại

Có những thứ số đông đúng nhưng trọng chuyện chọn trường, anh phải khẳng định số đông đa phần sai bét nhè. Anh cũng không muốn phải đem số liệu để chứng mình cho khẳng định này vì nó hoàn toàn có quan sát bằng mắt thường.

Từ sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành, đến gác bằng đại học đi làm công nhân, rồi đến cả tiến sĩ giấy đã cho thấy cả.

Em à, khi mọi người cứ hỏi nhau, so đo điểm chuẩn từng ngành, so độ "VIP Pro" của những trường top, lúc đó em nên biết dừng lại.

Dừng lại để làm gì? Dừng lại để xem là mình đang bị dắt mũi hay không, để xem là mình có đang nỗ lực trả lời đúng câu hỏi hay không. Có những giá trị thật và có những giá trị ảo, em nên học cách phân biệt trước khi mọi thứ lỡ làng.

1 ngày, đó tất cả những gì em cần. 1 ngày tách bản thân khỏi mớ đề luyện như núi để tâm trí được thông suốt, 1 ngày đi đâu đó để khuây khỏa, 1 ngày không làm gì cả, và 1 ngày để nghe chia sẻ từ những người từng đi qua.

Nếu thực sự cần đừng ngần ngại liên hệ anh, tiếp chuyện được thì anh sẽ "reply". Mong chia sẻ này giúp em thấy được vấn đề rộng hơn, xa hơn.

Ở bài viết sau, anh sẽ chia sẻ về đặt mục tiêu và lập chiến lược luyện thi như thế nào cho khôn ngoan.

Sapien Vietnam được tạo ra để giúp người coach và coachee như bạn thành công hơn nữa. Nếu cảm thấy nội dung giúp ích cho bạn, bạn có thể donate thay lời cám ơn đến Sapien.
Donate  
cross
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram