Donate
Đăng nhập

Thi Đại Học: Làm Sao Để Không "Học Tài Thi Phận"?

Anh phải công nhận mình là đứa "học phận thi tài". Nhìn lại đời học sinh, sinh viên thấy rõ được kỹ năng này giúp anh thành công trong việc thi lại đại học, cũng như tránh không phải học lại bất cứ môn nào trong đại học.

Chờ chút...Tại sao anh gọi đó là một "kỹ năng", chẳng phải học tài thi phận, hay học phận thi tài là số phận hay sao?

Không có gì là tự nhiên cả, may mắn cũng không mỉm cười nhiều lần như thế. Có những con người có kỹ năng để tỏa sáng trong kỳ thi.

Ngược lại, không thiếu người học giỏi, chăm ngoan nhưng khi vào phòng thi thì làm bài không được như ý. Đau thương hơn, có bạn rơi xuống thành tích trung bình vì phạm phải sai lầm.

Bài viết này dành cho tất cả học sinh, sinh viên nhưng đặc biệt dành cho những bạn đang thuộc type "học tài thi phận".

Anh sẽ chia những kỹ năng, tư duy cần trau dồi để tỏa sáng tại phòng thi.

Thực tế sát đất

Mỗi người trong chúng ta có một mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, nếu mục tiêu của em là đậu trường nào đó thì em phải làm thứ đóng góp để đạt mục tiêu.

Quan trọng hơn, em phải sẵn lòng cắt đi, bỏ đi và từ chối những thứ cản trở mục tiêu của mình. Nếu em thi 3 môn toán, lý, hóa để xét tuyển thì chỉ nên dành thời gian học 3 môn đó. Môn học khác dù có hay nhưng vẫn phải "ra rìa" hoặc cắt luôn.

Xét về dài hạn thì anh chẳng khuyến khích ai chỉ học chuyên môn vì học làm người quan trọng hơn. Tuy nhiên, xét trong ngắn hạn, cộng thêm thời gian hạn hẹp thì nên như thế.

Nếu điều em quan trọng là học đại học thì những danh hiệu như HSG có thể phải gác lại. Thậm chí việc học thêm nếu thấy không hiệu quả thì đổi thầy hoặc nghỉ ở nhà tự học. Em không nên dây dưa những thứ không đem lại mình hiệu quả.

Anh nói nghe dễ thế, em nghe chắc cũng thấy hiển nhiên nhưng lại khó thực hiện lắm đó. Khó thực hiện vì em còn bị ảnh hưởng bởi nhà trường và gia đình, điển hình ảnh hưởng bởi bệnh thành tích hoặc sự sĩ diện.

Một yếu tố làm khó khăn nữa là sự tham lam. Em muốn có quá nhiều thứ trong một khoảng thời gian quá ngắn. Là người "thi tài", em cần phải hiểu rõ kỳ thi cần gì ở em và em sẽ đáp ứng nó như thế nào.

Tiểu xảo & kỹ xảo

Người thi phận thường là người ỷ lại vào năng lực ghi nhớ thần thánh hoặc chỉ số IQ cao của mình. Khi họ không làm được bài gì, họ thường không biết cách xử lý.

Anh không bảo em gian lận. Tiểu xảo, kỹ xảo ở đây là khả năng ứng biến. Ở môn Văn, học sinh truyền tai nhau gọi là khả năng "chém gió". Ở môn toán, họ gọi là mò đáp số.

Không ai cấm các em làm việc này cả. Bài thi cũng phản ánh một phần cuộc sống ngoài đời thực đấy. Có những vấn đề trong cuộc sống em không có lời giải chính xác nhưng vẫn có tìm hướng giải quyết.

Chẳng hạn như em không biết đam mê của mình là gì, nhưng em nghe theo trực giác để học thứ mình mạnh nhất. Đó là một kiểu mò đáp án, tốt hơn nhiều so với việc trông chờ mọi thứ rõ ràng mới hành động.

Cuộc sống này có nhiều thứ không rõ ràng. Bài thi đại học cũng vậy. Em không trông chờ thuần vào năng lực biết tuốt, mà phải rèn luyện khả năng suy đoán, lập luận tương đối.

Nếu đề thi có điều gì bất ngờ thì em cũng là người luôn sẵn sàng.

Tâm lý "không sợ chết"

Anh gọi đây là bản lĩnh phòng thi. Để giải quyết bất cứ vấn đề gì, em cần phải bình tĩnh. Muốn bình tĩnh thì không được sợ.

Nỗi sợ lớn của nhiều bạn khi thi đó là sợ rớt đại học, hay rớt môn. Khi hoảng sợ thì em sẽ càng làm mọi thứ tồi tệ hơn. Cách tốt nhất là làm quen với cảm giác thất bại.

Khi em chuẩn bị tâm lý cho thất bại thì em sẽ càng đỡ sợ thất bại hơn. Ít ra điều gì mình chuẩn bị cho nó thì cũng đỡ hoảng khi nó có dấu hiệu xảy ra.

Em nên nhớ khó là khó chung, ai bình tâm nhất người đó thắng. Người thi tài là người không sợ thi rớt vì họ biết sợ cũng không giúp họ làm tốt hơn. Áp lực phòng thi vốn dĩ là đã đủ.

Làm sao có được tâm lý đó. Bản thân phải dặn lòng những điều gì? Anh sẽ chia sẻ ở những bài viết tiếp theo trong series #Thi Đại Học.

Thi Đại Học: Làm Sao Để Không "Học Tài Thi Phận"?

Thuyên Dương Văn
đọc 3 phút

Anh phải công nhận mình là đứa "học phận thi tài". Nhìn lại đời học sinh, sinh viên thấy rõ được kỹ năng này giúp anh thành công trong việc thi lại đại học, cũng như tránh không phải học lại bất cứ môn nào trong đại học.

Chờ chút...Tại sao anh gọi đó là một "kỹ năng", chẳng phải học tài thi phận, hay học phận thi tài là số phận hay sao?

Không có gì là tự nhiên cả, may mắn cũng không mỉm cười nhiều lần như thế. Có những con người có kỹ năng để tỏa sáng trong kỳ thi.

Ngược lại, không thiếu người học giỏi, chăm ngoan nhưng khi vào phòng thi thì làm bài không được như ý. Đau thương hơn, có bạn rơi xuống thành tích trung bình vì phạm phải sai lầm.

Bài viết này dành cho tất cả học sinh, sinh viên nhưng đặc biệt dành cho những bạn đang thuộc type "học tài thi phận".

Anh sẽ chia những kỹ năng, tư duy cần trau dồi để tỏa sáng tại phòng thi.

Thực tế sát đất

Mỗi người trong chúng ta có một mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, nếu mục tiêu của em là đậu trường nào đó thì em phải làm thứ đóng góp để đạt mục tiêu.

Quan trọng hơn, em phải sẵn lòng cắt đi, bỏ đi và từ chối những thứ cản trở mục tiêu của mình. Nếu em thi 3 môn toán, lý, hóa để xét tuyển thì chỉ nên dành thời gian học 3 môn đó. Môn học khác dù có hay nhưng vẫn phải "ra rìa" hoặc cắt luôn.

Xét về dài hạn thì anh chẳng khuyến khích ai chỉ học chuyên môn vì học làm người quan trọng hơn. Tuy nhiên, xét trong ngắn hạn, cộng thêm thời gian hạn hẹp thì nên như thế.

Nếu điều em quan trọng là học đại học thì những danh hiệu như HSG có thể phải gác lại. Thậm chí việc học thêm nếu thấy không hiệu quả thì đổi thầy hoặc nghỉ ở nhà tự học. Em không nên dây dưa những thứ không đem lại mình hiệu quả.

Anh nói nghe dễ thế, em nghe chắc cũng thấy hiển nhiên nhưng lại khó thực hiện lắm đó. Khó thực hiện vì em còn bị ảnh hưởng bởi nhà trường và gia đình, điển hình ảnh hưởng bởi bệnh thành tích hoặc sự sĩ diện.

Một yếu tố làm khó khăn nữa là sự tham lam. Em muốn có quá nhiều thứ trong một khoảng thời gian quá ngắn. Là người "thi tài", em cần phải hiểu rõ kỳ thi cần gì ở em và em sẽ đáp ứng nó như thế nào.

Tiểu xảo & kỹ xảo

Người thi phận thường là người ỷ lại vào năng lực ghi nhớ thần thánh hoặc chỉ số IQ cao của mình. Khi họ không làm được bài gì, họ thường không biết cách xử lý.

Anh không bảo em gian lận. Tiểu xảo, kỹ xảo ở đây là khả năng ứng biến. Ở môn Văn, học sinh truyền tai nhau gọi là khả năng "chém gió". Ở môn toán, họ gọi là mò đáp số.

Không ai cấm các em làm việc này cả. Bài thi cũng phản ánh một phần cuộc sống ngoài đời thực đấy. Có những vấn đề trong cuộc sống em không có lời giải chính xác nhưng vẫn có tìm hướng giải quyết.

Chẳng hạn như em không biết đam mê của mình là gì, nhưng em nghe theo trực giác để học thứ mình mạnh nhất. Đó là một kiểu mò đáp án, tốt hơn nhiều so với việc trông chờ mọi thứ rõ ràng mới hành động.

Cuộc sống này có nhiều thứ không rõ ràng. Bài thi đại học cũng vậy. Em không trông chờ thuần vào năng lực biết tuốt, mà phải rèn luyện khả năng suy đoán, lập luận tương đối.

Nếu đề thi có điều gì bất ngờ thì em cũng là người luôn sẵn sàng.

Tâm lý "không sợ chết"

Anh gọi đây là bản lĩnh phòng thi. Để giải quyết bất cứ vấn đề gì, em cần phải bình tĩnh. Muốn bình tĩnh thì không được sợ.

Nỗi sợ lớn của nhiều bạn khi thi đó là sợ rớt đại học, hay rớt môn. Khi hoảng sợ thì em sẽ càng làm mọi thứ tồi tệ hơn. Cách tốt nhất là làm quen với cảm giác thất bại.

Khi em chuẩn bị tâm lý cho thất bại thì em sẽ càng đỡ sợ thất bại hơn. Ít ra điều gì mình chuẩn bị cho nó thì cũng đỡ hoảng khi nó có dấu hiệu xảy ra.

Em nên nhớ khó là khó chung, ai bình tâm nhất người đó thắng. Người thi tài là người không sợ thi rớt vì họ biết sợ cũng không giúp họ làm tốt hơn. Áp lực phòng thi vốn dĩ là đã đủ.

Làm sao có được tâm lý đó. Bản thân phải dặn lòng những điều gì? Anh sẽ chia sẻ ở những bài viết tiếp theo trong series #Thi Đại Học.

Sapien Vietnam được tạo ra để giúp người coach và coachee như bạn thành công hơn nữa. Nếu cảm thấy nội dung giúp ích cho bạn, bạn có thể donate thay lời cám ơn đến Sapien.
Donate  
cross
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram